CPMT: LỐI SỐNG KHÔNG RÁC THẢI - XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN

Schedule

Sun Nov 20 2022 at 09:00 am

Location

Cà phê thứ Bảy Trẻ | Ho Chi Minh City, HC

Advertisement
CÀ PHÊ MÔI TRƯỜNG
- Chủ đề: Lối sống không rác thải: Xử lý rác hữu cơ trong nền kinh tế tuần hoàn
- Diễn giả: Huỳnh Hạnh Phúc
- Thời gian: 9:00 – Chủ nhật, ngày 20/11/2022
- Địa điểm: 79A Phan Kế Bính, Quận 1, TP.HCM
- Đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScqpwYOgvs_pHNAcZ2io1LMr8RQoK1Uk_8enXz79yKnaBaUUQ/viewform
Chúng ta liên tục tạo ra rác. Dù ít hoặc không để ý đến, ta vẫn đang sống trong một nền kinh tế tuyến tính, nền kinh tế vận hành như một đường thẳng, từ nguyên liệu, nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua sản xuất trở thành vật liệu và sản phẩm tiêu dùng; sau tiêu dùng, chúng bị vứt đi và trở thành rác thải. Cùng với lối sống chuộng tiêu dùng nhanh, trong một xã hội mà nhu cầu của chúng ta được tìm hiểu và khai thác để khơi gợi và định hướng, nhằm thúc đẩy tiêu dùng, chúng ta liên tục tạo ra rác. Và khi liên tục tạo ra rác, chúng ta gián tiếp tạo ra nhiều bãi rác, lò đốt rác, hóa chất độc hại xử lý rác, bầu không khí độc hại để cùng hít thở,…
Theo phân tích của Sở Tài nguyên - Môi trường, thành phần chủ yếu trong chất thải rắn đô thị là chất hữu cơ (chất thải từ thực phẩm) chiếm 65% - 95%, plastic, giấy, kim loại chiếm 10% - 25%, còn lại là các chất vô cơ như bùn, đất…
Các xã hội khác nhau đang đối phó với rác hữu cơ như thế nào?
Tại các đô thị ở Việt Nam, rác thải chưa được phân loại tại nguồn, chủ yếu được xử lý bằng công nghệ xử lý khá sơ đẳng, phần lớn bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Tính đến 3/2020, theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường – TN&MT), Việt Nam hiện có hơn 900 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, trong đó chưa đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Với Hàn Quốc, Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019 đã ca ngợi đất nước này trong việc đã tái chế 95% rác thải thực phẩm. Việc đổ thực phẩm vào các bãi chôn lấp đã bị cấm ở Hàn Quốc vào năm 2005, đến năm 2013 việc tái chế chất thải thực phẩm là điều bắt buộc với chi phí khoảng 6 đô la một tháng cho túi phân hủy sinh học, người dân phải trả tiền cho các túi chất tải cần được xử lý.
Pháp đã thực hiện một số bước để đối mặt với vấn đề này, họ áp dụng luật giảm lượng chất thải hữu cơ được đưa đến bãi chôn lấp, yêu cầu các tổ chức tư nhân tái chế chất thải hữu cơ trong trường hợp họ sản xuất hơn 120 tấn mỗi năm. Vào tháng 2 năm 2016, Pháp đã thông qua luật về chống lãng phí thực phẩm, có nghĩa là các siêu thị bị cấm tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm không bán được và thay vào đó buộc phải quyên góp.
Tại Nhật Bản có ngôi làng Kamikatsu, là ngôi làng không rác thải đầu tiên trên thế giới. Vì người dân không muốn chết dần, chết mòn trong mối nguy hại do khí CO2 gây ra, ngôi làng này dừng việc đốt rác từ năm 2003, họ đưa ra ‘Bản tuyên ngôn không rác thải’, như vậy đồng nghĩa với việc mọi thứ đều sẽ được tái chế theo cách riêng. Người dân tự vệ sinh, phân rác thành 34 loại khác nhau (rác nhà bếp phải được vắt hết nước, dùng giấy báo gói lại) mang rác thừa của họ tới trung tâm xử lý để công nhân giám sát có thể hỗ trợ tiếp, khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng…
Còn nền kinh tế tuần hoàn thì sao?
Khái niệm nền kinh tế tuần hoàn được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner từ năm 1990. Hoàn toàn không giống với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, kinh tế tuần hoàn được dùng để chỉ mô hình kinh tế vận hành theo một vòng khép kín giữa các khâu Sản xuất, Sử dụng, Tái sử dụng, Sản xuất lại, Tái chế, dựa trên nguyên lý cơ bản là đầu ra của quá trình này tiếp tục là đầu vào của quá trình tiếp theo. Và tự nhiên, vốn cũng vận hành như vậy, “…cần gì phải lãng mạn hoá mục đích và động cơ của mình trong việc đi theo con đường thuận tự nhiên - khi bản thân sự sống, bản thân tự nhiên, bản thân sự thật này nó đã đẹp đến như vậy rồi?” - Huỳnh Hạnh Phúc
Đến với chương trình Cà phê Môi trường tháng 11, mời bạn đến tham dự cùng anh Huỳnh Hạnh Phúc để cùng trao đổi về Lối sống không rác thải: Xử lý rác hữu cơ trong nền kinh tế tuần hoàn cũng như cùng nhau chia sẻ về hành trình sống xanh và cách chúng ta đang xử lý rác thải cá nhân như thế nào, bạn nhé.
---
ĐÔI NÉT VỀ DIỄN GIẢ
Anh Huỳnh Hạnh Phúc - CEO & Người sáng lập Green Connect, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học vào các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, môi trường và phát triển bền vững. Sứ mệnh của Green Connect là “khép kín vòng tuần hoàn từ rác đến nông trại và bàn ăn”.
Anh Phúc tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Missouri (Mỹ), Thạc sĩ Chính sách công (MPP) từ Đại học Harvard (Mỹ) và trở thành CFA Charterholder năm 2018 (CFA Institute). Anh cũng là Nhà Sáng lập của Teach For Vietnam (một tổ chức phi lợi nhuận với chương trình phát triển năng lực lãnh đạo trẻ hướng đến giáo dục bình đẳng).
---
HƯỚNG DẪN THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH
- Cà phê thứ Bảy là dự án phi lợi nhuận, các sự kiện không bán vé và miễn phí cho khách của quán. Trước khi vào tham dự chương trình, quý khách vui lòng order và thanh toán đồ uống theo menu của quán để hỗ trợ chúng tôi có chi phí chi trả mặt bằng, nhân sự, điện nước, … nhằm duy trì các hoạt động của Cà phê thứ Bảy. Chi tiết menu xem tại đây: https://rg.link/Us1nocC
- Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Cà Phê Thứ Bảy, một dự án do nhạc sĩ Dương Thụ sáng lập và điều hành, phối hợp cùng với Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Legend trên tinh thần phi lợi nhuận.
- Lưu ý: Thực hiện các biện pháp an toàn sức khỏe, các anh chị và các bạn tham dự chương trình nhớ mang khẩu trang cá nhân khi vào khán phòng.
***Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ từ BTC, xin liên lạc theo số hotline 0985350598
Advertisement

Where is it happening?

Cà phê thứ Bảy Trẻ, 264 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp HCM, Ho Chi Minh City, Vietnam

Event Location & Nearby Stays:

C\u00e0 ph\u00ea th\u1ee9 B\u1ea3y Tr\u1ebb

Host or Publisher Cà phê thứ Bảy Trẻ

It's more fun with friends. Share with friends